Nằm giữa lòng thành phố Quy Nhơn, chùa Long Khánh là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng, thu hút du khách và Phật tử bởi kiến trúc cổ kính, giá trị lịch sử – văn hóa lâu đời.
-
Địa chỉ: 141 đường Trần Cao Vân, phường Lê Lợi, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
Chùa Long Khánh còn có tên gọi khác là Tổ đình Long Khánh. Đây là ngôi chùa ở Quy Nhơn được xây dựng vào thế kỷ 18 do thiền sư Tích Thọ, tên thật là Nguyễn Trinh Tường khởi dựng. Ban đầu, Tổ đình nằm tại thôn Vĩnh Khánh, phủ Quy Ninh.
Theo đó, quả chuông lớn của chùa được đúc dưới thời vua Gia Long vào năm 1805. Minh văn trên chuông cho biết về sự thành lập và phát triển của chùa.
Do tồn tại đến hơn 300 năm, chùa đã qua nhiều đợt trùng tu dưới thời các Thiền sư Tịch, Chính Nguyên, Thiên Thánh, Chánh Nhơn. Tuy nhiên, vào năm 1956, Tổ đình trải qua một đợt trùng tu lớn và kéo dài đến năm 1972 mới hoàn thiện. Lần trùng tu này đã thay đổi nhiều kiến trúc so với thiết kế ban đầu.
Trải qua thăng trầm lịch sử, kiến trúc nơi đây đã thay đổi qua nhiều lần tu sửa. Đến nay, chùa vẫn giữ được sự trang nghiêm và là nơi thu hút đông đảo Phật tử, du khách đến chiêm bái và tìm hiểu về lịch sử.
Chùa Long Khánh Bình Định được thiết kế theo hình chữ “Khẩu”, với chánh điện phía trước bao gồm Thượng điện và Hậu điện. Tại Thượng điện sẽ thờ tượng Phật A Di Đà và Quan Âm Chuẩn Đề, trong khi Hậu điện thờ Phật Tổ Thích Ca. Hai bên chùa có hai dãy Đông phòng và Tây phòng dành riêng cho các tăng ni. Phía sau chùa là Tổ đình, nơi thờ các vị khai sơn phá thạch.
Hiện nay, kiến trúc nguyên bản của chùa không còn tồn tại. Kiến trúc hiện tại chủ yếu được xây dựng lại từ năm 1956 và hoàn thiện vào năm 1972, mang đậm phong cách chùa của cư dân miền Nam Trung Hoa.
Hiện nay, chùa Long Khánh có một vị trí quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển của Quy Nhơn. Trải qua nhiều lần trùng tu và tái tạo, chùa vẫn là một di tích lịch sử – văn hóa có giá trị. Đây là một trong hai ngôi chùa cổ kính nhất tại Bình Định, góp phần vào bức tranh văn hóa đa dạng của vùng đất này.
Khám phá gì ở chùa Long Khánh Bình Định?
3.1. Không gian tâm linh, thanh tịnh
Nằm giữa trung tâm thành phố Quy Nhơn nhộn nhịp, chùa Long Khánh mang lại một không gian tĩnh lặng và yên bình. Khi đặt chân đến thăm ngôi chùa, du khách sẽ cảm nhận được sự an yên và thư giãn trong tâm hồn, tách biệt hoàn toàn khỏi những ồn ào và náo nhiệt bên ngoài.
Phía sau chùa là hậu điện với diện tích 48m2, nơi đặt một bức tượng đồng Đức Phật cao 1,5m và nặng hơn 1.200 kg. Bên trái hậu điện là lầu chuông cao 7m đặt chuông đồng cao 1,7m và nặng hơn 700 kg. Đây là quả chuông được Hòa thượng Nguyễn Trinh Tường đúc vào năm 1805, dưới thời vua Gia Long thứ 4. Đối diện bên phải là lầu trống với chiếc trống cao 1,5m.
Ngoài ra, chùa Long Khánh còn bảo tồn một hiện vật vô cùng quý giá khác là Tấm dấu biểu trưng “Long Khánh Tự”, được in vào năm 1813 dưới triều vua Gia Long. Hiện vật này thể hiện sự tôn kính của nhà vua đối với ngôi chùa.
Các khóa tu tại chùa Long Khánh được tổ chức định kỳ để phục vụ nhu cầu tâm linh của Phật tử và những ai quan tâm đến việc tu tập. Những khóa tu này thường được tổ chức định kỳ và có tính chất linh hoạt bao gồm nhiều hoạt động như khóa tu mùa hè, chuyến trải nghiệm hướng về đạo Phật…
Tổ đình Long Khánh đẹp nhất khi nào?
Các du khách và Phật tử có thể đến Tổ đình Long Khánh Quy Nhơn vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Đặc biệt là vào ngày Tết, chùa sẽ được trang hoàng với những chậu hoa mai vàng, hoa cúc rực rỡ, các câu đối đỏ thắm được điểm tô lung linh.
Những yếu tố này đã thu hút đông đảo người dân gần xa đến tham quan, chiêm bái tại chùa Long Khánh. Mỗi người đến đây đều sẽ cầu nguyện sự bình an, hạnh phúc và thành công cho bản thân cũng như cho người thân yêu của mình.
Ngoài việc tham quan chùa Long Khánh, du khách cũng có thể khám phá các địa điểm du lịch gần khu vực này. Tọa lạc ở trung tâm thành phố Quy Nhơn, bạn sẽ đi đến các địa danh khác nhau như:
-
Tháp đôi Quy Nhơn: Địa điểm có diện tích rộng lớn khoảng 6.000m2 và là nơi thờ phụng các vị thần của Vương quốc Chăm Pa. Công trình này có niên đại từ cuối thế kỉ XII đầu thế kỷ XIII.
-
Quảng trường Nguyễn Tất Thành: Quảng trường Nguyễn Tất Thành là một trong ba quảng trường lớn của thành phố biển này. Đây là nơi thường xuyên tổ chức các sự kiện lớn như bắn pháo hoa năm mới, Festival võ Bình Định, các hoạt động thể thao…
-
Bãi biển trung tâm TP. Quy Nhơn: Là bãi biển được biết đến với đoạn cát vàng dài 5km từ Mũi Tấn đến Ghềnh Ráng. Bãi tắm này gần với khu phố ẩm thực hải sản Xuân Diệu, để du khách trải nghiệm tắm biển và thưởng thức hải sản tươi ngon.
Chùa Long Khánh với bề dày lịch sử hơn 300 năm, không chỉ là một địa điểm tôn giáo mà còn là một di tích văn hóa quan trọng của Quy Nhơn. Qua bài viết trên, Vinpearl đã giới thiệu về kiến trúc độc đáo, không gian thanh tịnh, cùng những hiện vật quý giá tại đây. Nếu có dịp ghé đến Quy Nhơn, bạn đừng quên đến và cảm nhận sự bình yên, tĩnh lặng tại chùa giữa phố thị náo nhiệt.
Để có thêm nhiều kỷ niệm khó quên trong chuyến đi Quy Nhơn, bạn có thể kết hợp đến du lịch Nha Trang. Đây là thành phố biển sở hữu nhiều bãi tắm tuyệt đẹp, ẩm thực phong phú và các hoạt động thú vị.
Khi đến Nha Trang, ngoài việc khám phá thành phố, bạn đừng quên đặt phòng lưu trú tại Vinpearl Nha Trang. Nơi đây có các khách sạn, resort view biển kèm các tiện ích chuẩn 5 sao quốc tế. Bên cạnh đó, hệ thống nghỉ dưỡng còn mang đến cho du khách các dịch vụ và tiện ích khác như: hồ bơi, nhà hàng, spa, sân golf…
Đừng quên khám phá VinWonders Nha Trang – “công viên giải trí của những kỷ lục” với hàng trăm trò chơi và hoạt động hấp dẫn. Du khách sẽ được thử sức với trò chơi cảm giác mạnh, thưởng thức bom tấn Tata show, chiêm ngưỡng bộ sưu tập “kỳ hoa dị thảo”…
Booking phòng Vinpearl Nha Trang