Lễ hội làng Túy Loan ở Đà Nẵng là một lễ hội lớn, vừa thể hiện nét cổ kính vừa giới thiệu những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của địa phương.
Được coi là lễ hội lớn nhất nhì trong các lễ hội Đà Nẵng, chính vì vậy, cứ mỗi dịp Lễ hội làng Túy Loan diễn ra, du khách thập phương ghé đến du lịch Đà Nẵng hoà vào dòng người đi trẩy hội rất đông. Bạn cần lưu ý ngay những thông tin sau để không bỏ lỡ những trải nghiệm thú vị tại lễ hội nhộn nhịp này.
1. Nguồn gốc lễ hội làng Túy Loan
Làng Túy Loan được coi là một trong số ít các ngôi làng cổ còn lưu giữ lại những dấu ấn cổ xưa nhiều nhất ở Việt Nam, trở thành địa điểm du lịch Đà Nẵng nổi tiếng. Hiện tại ngôi làng đã có tuổi đời trên 500 năm tuổi và vào ngày 04/01/1999 làng được công nhận là di tích Lịch sử – Văn hóa cấp quốc gia.
Mục đích chính của lễ hội làng Túy Loan là giúp con cháu đời sau nhớ đến 5 vị tiền hiền đã có công lập ra ngôi làng: Đặng, Lâm, Nguyễn, Trần, Lê. Năm công thần này đã mang theo mình chiếu lệnh của vị vua Lê Thánh Tôn đến để mở mang bờ cõi về phía Nam.
Mỗi năm, đến đúng ngày mùng 9 tháng giêng âm lịch, người dân hai thôn làng Đông và Tây cùng với lượng khách du lịch Đà Nẵng đổ về đây để tổ chức hội. Thời điểm diễn ra lễ hội làng Túy Loan chính là trong hai ngày này.
2.1 Lễ rước Sắc phong
Phần lễ của lễ hội đình làng Túy Loan gồm hai phần: Lễ rước Sắc phong và nhạc lễ dâng hương tế Đình. Người dân bản địa sẽ tổ chức lễ rước sắc phong trang trọng, bằng cách diễu hành đi qua bốn thôn sau đó lại quay trở về khu đình làng. Sau đó sắc phong được đặt lên bàn chính điện ở ngôi đình làng Túy Loan. Đoàn người đông đúc nối đuôi nhau, băng qua các con đường làng, ai ai cũng xúng xính váy vóc , vui tươi như trẩy hội.
2.2 Nhạc lễ dâng hương tế Đình
Giống như phần lớn các lễ hội ở Đà Nẵng, tiếp theo của buổi lễ, là đến nghi lễ cúng truyền thống. Phần nghi lễ này với mục đích là để cầu quốc thái nhân dân an lành, dân làng luôn hanh thông, thuận lợi, an cư lạc nghiệp, quanh năm làm ăn lao động sản xuất luôn được mùa no đủ. Các vị bô lão trong làng đóng vai trò quan trọng trong việc điều hành những nghi lễ.
Phần hội của lễ hội Làng cổ Túy Loan bao gồm nhiều trò chơi dân gian thú vị như là vật tay, đẩy gậy, kéo co diễn ra ngay tại trước sân đình,… Ngoài những trò chơi được tổ chức linh đình ở đình làng, người dân cũng tổ chức trò chơi đua thuyền ở con sông Túy Loan.
Khi tham gia lễ hội bên cạnh việc chiêm ngưỡng lễ hội truyền thống độc đáo, các du khách còn được thưởng thức các món ngon Đà Nẵng được nung nấu bởi các siêu đầu bếp có tay nghề lâu đời. Đặc biệt là món bánh tráng truyền thống vốn nổi tiếng của làng Túy Loan, được coi như một đặc sản Đà Nẵng cũng không thể thiếu trong lễ hội đặc biệt này. Với sự chuẩn bị vô cùng chu đáo, cùng mức độ hoành tráng của lễ hội chắc chắn bạn sẽ nhận được những trải nghiệm ẩm thực trên cả tuyệt vời.
Mỗi năm đều đặn, lễ hội làng Túy Loan được tổ chức trong đình làng cùng bầu không khí trang trọng, linh thiêng tựa như để tưởng nhớ về những thế hệ đi trước đã có công giữ gìn, khai hoang, tạo lập ra mảnh đất hiền hòa này. Không gian của buổi lễ rất nghiêm trang, uy nghiêm và không kém phần trọng đại. Khiến bất cứ ai là người con đất Việt cũng cảm nhận được niềm tự hào to lớn về truyền thống và lịch sử dựng đất giữ làng của ông cha ta.
Du lịch Đà Nẵng, du khách không chỉ bị thu hút bởi các danh lam thắng cảnh nên thơ hữu tình hoặc thiên đường ẩm thực phong phú mà còn lạc lối bởi những lễ hội Đà Nẵng đặc sắc, vui nhộn. Các lễ hội này được tổ chức thường niên, đem lại nhiều trải nghiệm mới lạ, độc đáo và khó lòng phai nhòa cho du khách tứ phương.
Trong những ngày diễn ra lễ hội, nơi đây tỏa sáng như một vùng trời rực rỡ màu sắc, và rộn ràng bởi những tiếng hát cầu an, sôi động trong từng nhịp điệu bài chòi thiết tha. Các lễ hội của Đà Nẵng đã xuất hiện từ rất xưa và được lưu truyền từ đời này qua đời khác, có thể kể đến như:
- Lễ hội Quán Thế Âm
- Lễ hội đua thuyền
- Lễ hội cầu ngư
- Lễ hội làng Hòa Mỹ
- Lễ hội làng An Hải
- Lễ hội rước Mục Đồng
Trải qua bao biến cố thăng trầm trong lịch sử hào hùng, lễ hội làng Túy Loan vẫn gìn giữ được những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp về thuần phong, mỹ tục. Đây được coi như một lời nhắc nhở về việc “uống nước nhớ nguồn” cho các thế hệ con cháu các dòng tộc. Khi bạn hòa mình vào chung bầu không khí nhộn nhịp của lễ hội, cũng chính là dịp để bạn hiểu biết thêm về một vùng đất, một phong tục và những con người hiền hòa nơi đây. Hãy đến và cảm nhận bầu không khí tưng bừng này nhé!