Khám phá Nhà cổ Bình Thủy Cần Thơ: Giai thoại ly kỳ, ẩn chứa nhiều bí mật

Nhà cổ Bình Thủy Cần Thơ, gần 150 năm tuổi, giữ nguyên vẹn nét đẹp xưa, là điểm đến thú vị để bạn khám phá kiến trúc cổ và nghe những giai thoại ly kỳ.

Nhà cổ Bình Thủy Cần Thơ thuộc sở hữu của gia tộc họ Dương, từng là bối cảnh của rất nhiều bộ phim nổi tiếng như: Người tình (1992), Những nẻo đường phù sa (1995), Người đẹp Tây Đô (1996), Nợ đời (2004)…

Nhà cổ Bình Thủy ở đâu?

1.1. Nhà cổ Bình Thủy địa chỉ

  • Nhà cổ Bình Thủy địa chỉ: số 142/144 đường Bùi Hữu Nghĩa – phường Bình Thủy – quận Bình Thủy – thành phố Cần Thơ.

Cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 9km, đường đến nhà cổ Bình Thủy rất dễ đi, bạn chỉ cần qua cầu Bình Thủy rồi rẽ trái vào khu chợ, sau đó chạy thẳng là đến nơi rồi. Nếu bạn thuộc team “mù đường” thì hãy hỏi thăm người dân địa phương để biết đường đến nhà cổ Bình Thủy Cần Thơ nhé. Các cô chú ở đây hiền lành, xởi lởi và mến khách lắm đó.

Nhà cổ Bình Thủy: Giai thoại ly kỳ, hấp dẫn.

Giờ mở cửa nhà cổ Bình Thủy Cần Thơ có 2 khung giờ mỗi ngày là:

  • Buổi sáng: từ 8h – 12h

  • Buổi chiều: từ 14h – 18h

Nếu bạn đến trong 2 khung giờ này nhưng nhà đóng cửa hay không thấy ai bán vé vào tham quan thì có thể liên hệ số điện thoại nhà cổ Bình Thủy Cần Thơ: 0987 055 963 (chú Bảy – chủ nhà) là chú sẽ đến ngay nha.

Bình Thủy Cần Thơ: Giai thoại kỳ thú, nhà cổ trầm mặc.

Nếu muốn tham quan ngôi nhà cổ Bình Thủy thì bạn cần mua vé vào với mức giá là 15.000đ/ người. Tuy nhiên có một điều đặc biệt đó là đây không phải vé do chính quyền địa phương phát hành, mà do chủ nhà cổ họ Dương Bình Thủy là người đưa ra.

Vì ngôi nhà cổ này là di sản thuộc sở hữu tư nhân của gia tộc họ Dương. Đây có thể xem như tiền xin phép gia chủ vào tham quan ngôi nhà và thời gian tham quan không giới hạn nha mọi người.

  • Nhà cổ Bình Thủy giá vé tham quan: 15.000đ/ vé/ người.

Nhà cổ Bình Thủy: Giai thoại ly kỳ, thú vị.

Thời gian lý tưởng để ghé thăm Nhà cổ Bình Thủy là khi nào?

Nhà cổ Bình Thủy Cần Thơ thuộc miền Tây sông nước với thời tiết một năm chia thành 2 mùa rõ rệt:

  • Mùa khô: từ tháng 12 – tháng 8 năm sau, nếu bạndu lịch Cần Thơ và đến nhà cổ Bình Thủy vào thời gian này, đặc biệt từ tháng 1- 4 thì thời tiết siêu dễ chịu, có nắng vàng, trời xanh, hoa trong vườn ở nhà cổ khoe sắc nhìn đẹp mê nên lên hình “check-in” chắc chắn sẽ rất lung linh. 

  • Mùa mưa: từ tháng 9 – 11, ghé thăm nhà cổ Bình Thủy vào thời gian này bạn có thể kết hợp vui chơi tại các địa điểm du lịch Cần Thơ nổi tiếng như: chợ nổi Cái Răng, vườn cò Bằng Lăng Cần Thơ, làng hoa bà Bộ… cũng rất thú vị đó.

Nhà cổ Bình Thủy: Giai thoại ly kỳ, thú vị.

Khám phá nét đẹp cổ kính Bình Thủy Cần Thơ.

Nhà cổ Bình Thủy là một trong những địa điểm du lịch Cần Thơnổi tiếng nhất bởi kiến trúc độc đáo và bề dày lịch sử của nơi đây. Sự kết hợp hoàn mỹ giữa cái hồn người Việt – văn hóa Nam Bộ – kiến trúc Đông Tây đã tạo nên “kiệt tác” ấn tượng trong lòng mỗi du khách từng đặt chân đến đây.

Giờ thì cùng mình tìm hiểu xemnhà cổ Bình Thủy Cần Thơ này có gì đặc biệt mà khiến bao người say mê, tán thưởng đến vậy nhé!

Nhà cổ Bình Thủy: Nơi hội tụ kiến trúc Việt, Hoa, Pháp độc đáo.

  • Kiến trúc nhà cổ Bình Thủy Cần Thơ: nét đẹp cổ kính, độc đáo.
  • Từ bên ngoài (ngoài đường) nhìn vào, điều đầu tiên bạn sẽ thấy được là hàng rào cổng được thiết kế bằng sắt có các cột bê tông làm trụ chính ở ngay cổng chínhra vào. Vậy nên nếu nhìn sơ qua thì rất nhiều du khách sẽ lầm tưởng đây là hàng rào của một ngôi nhà hiện đại nào đó nên đôi khi còn có bạn đi quá nhà cổ mà không biết rồi phải chạy xe vòng lại đó.

    Bình Thủy: Giai thoại cổ kính, hấp dẫn.

    Bước qua cổng chính, vào bên trong, bạn sẽ bắt gặp mộtcổng tam quan được xây dựng theo lối kiến trúc người Hoa. Cổng tam quan chếch về hướng bên phải có 4 cột trụ lớn, 2 trụ xi măng và 2 trụ gỗ.

    Hệ thống xà của cổng tam quan được làm bằng gỗ, có mái lợp ngói men xanh phía trên. Trên cùng còn trang trí nhiều hình thù sống động như: kỳ lân, cá vàng, hoa lá. Đặc biệt, tại đây có gắn hai bảng hiệu lớn: một bảng tiếng Hoa là “Phước An Hiệu” và một bảng tiếng Việt là “Phủ thờ họ Dương”.

    Nhà cổ Bình Thủy: Giai thoại ly kỳ, thú vị

    Đứng từ sân nhà nhìn vào kiến trúc bên ngoài của ngôi nhà cổ, bạn sẽ được chiêm ngưỡng một công trình kiến trúc vô cùng tinh tế. Hoa văn điêu khắc từ những cây cột, vòm cửa cho đến viền nhà đều được chạm khắc vô cùng tỉ mỉ.

    Nhà cổ Bình Thủy còn gây ấn tượng bởi hai cầu thang hình cung dẫn vào nhà. Nếu chú ý, bạn sẽ thấy hai cây đèn to được đúc bằng đồng từ thời pháp được đặt trước mặt tiền tại hai bên cầu thang.

    Nhà cổ Bình Thủy: Giai thoại ly kỳ, thú vị.

    Từ bên ngoài nhìn vào, nhà cổ Bình Thủy được xây dựng trên 1 nền móng khá cao ráo. Bạn có biết lý do vì sao không? Sở dĩ ngôi nhà này được thiết kế cao hơn những ngôi nhà bình thường khác là để phòng tránh việc ngập nước ở vùng đất miền Tây xưa đó.

    Nhà cổ Bình Thủy: Giai thoại ly kỳ, thú vị.

    Một điều thú vị nữa là trong quá trình xây gian nhà chính, chủ nhân họ Dương đã cho lót một lớp muối hạt dày chừng 10cm dưới nền gạch bông. Đây là kinh nghiệm dân gian được người dân Nam Bộ thường xuyên áp dụng trong việc xây nhà bởi việc lót muối dưới nền nhà nhằm mục đích vừa xua đuổi côn trùng mang sự thông thoáng ngôi nhà vừa tránh những tà vật xâm hại theo quan niệm phong thủy.

    Thế mới thấy câu nói “đi nhiều, biết nhiều” quả thực không sai. Có những điều, những việc nếu chỉ nhìn bằng mắt thì không thể biết hết được những ẩn ý và sự kỳ diệu sâu xa bên trong đó.

    Vậy nên, từ trước đến giờ, đi du lịch đối với mình không chỉ là đi chơi những nơi mới, ăn những món ngon mà còn là hành trình tìm tòi, khám phá những điều tuyệt vờitại vùng đất mà mình đặt chân tới. 

  • Kiến trúc độc đáo bên trong nhà cổ Bình Thủy, Cần Thơ.
  • Kiến trúc nhà cổ Bình Thủy mang đậm dấu ấn Đông – Tây kết hợp. Đây là ngôi nhà phá vỡ quy tắc 3 gian truyền thống quen thuộc ở miền Tây với diện tích 6.000m2, được thiết kế chia thành 5 gian.

    Nhà cổ Bình Thủy: Giai thoại ly kỳ, thú vị.

    Nền gạch trầm đục trong ngôi nhà đều được nhập khẩu từ Pháp về. Nhà trước, nhà giữa và nhà sau được xây dựng liên tiếp và ngăn cách bởi những cửa vòm bằng gỗ điêu khắc tinh tế. 

    Nhà cổ Bình Thủy: Giai thoại ly kỳ, thú vị

    Trong nhà chứa đựng nhiều đồ vật cổ được bài trí và sắp xếp vô cùng cân xứng. Phòng khách theo phong cách châu Âu cổ điển với bộ salon đời Louis 15 của Pháp, đèn chùm cổ điển bằng bạch đằng…

    Những không gian khác mang phong cách Việt cổ vô cùng xa hoa gồm: bộ chén rượu từ đời Minh Thanh, bộ bàn ghế cẩm thạch vân xanh từ tỉnh Vân Nam ở Trung Quốc, bình ngọc men xanh cao tận 1,2m, hay bộ tách trà bằng sứ vô cùng xa hoa… Tất cả đã tạo nên một gia tộc thịnh vượng thời bấy giờ khiến bao người ao ước.

    Nhà cổ Bình Thủy: Giai thoại ly kỳ, thú vị

    Một điều đặc biệt khiến mình thêm khâm phục và cảm mến chủ nhân nhà cổ Bình Thủy đó là tuy ngôi nhà có pha trộn văn hóa Đông – Tây nhưng nơi thờ tự trong nhà vẫn được thuần Việt. Điều này cho thấy sự tinh tế và thẩm mỹ của ông chủ họ Dương: tiếp thu cái mới nhưng vẫn giữ được cái hồn của dân tộc. 

    Bình Thủy Cần Thơ: Giai thoại ly kỳ, thú vị.

    Đến nhà cổ Bình Thủy Cần Thơ mà không được lắng nghe những giai thoại kỳ bí nơi đây thì quả là một điều đáng tiếc. Thật ra, không chỉ có nhà cổ Bình Thủy mà hầu hết cácnhà cổ nổi tiếng tại miền Tây như: nhà cổ Huỳnh Thủy Lê (Đồng Tháp), nhà cổ Cai Cường (Vĩnh Long) hay nhà công tử Bạc Liêu (Bạc Liêu)… đều gắn liền với những câu chuyện vô cùng ly kỳ và hấp dẫn.

    Nếu có dịp đặt chân đến miền Tây sông nước, bạn hãy dành thời gian ghé thăm những điểm du lịch cổ hết sức thú vị này nhé!

    Nhà cổ Bình Thủy: Giai thoại ly kỳ, thú vị

    Giờ thì cũng mình tìm hiểu giai thoại về nhà cổ Bình Thủy Cần Thơ thôi nào!!!

  • Hợp đồng xây nhà giữa Dương Chấn Kỷ và thầy Ba Nghĩa (Lỗ Ban)
  • Trong quá trình xây dựng ngôi nhà có bề dày trăm năm lịch sử này, có một truyền thuyết ly kỳ được người đời truyền tụng cho đến ngày nay đó là giao kèo làm nhà giữa ông chủ Dương Chấn Kỷ với thầy Ba Nghĩa hay còn gọi là ông Lỗ Ban.

    Theo lời đồn đại lúc bấy giờ, gia tộc họ Dương từ khi xây dựng ngôi nhà này đột nhiên làm ăn phất lên “như diều gặp gió” nguyên do là vì có một lá bùa Lỗ Ban phong thủy được yểm đâu đó ngay trong ngôi nhà. 

    Trong buổi giao kèo với thầy Ba Nghĩa, ông Dương Chấn Kỷ có đưa ra một điều kiện, mà về phía thầy Ba Nghĩa thì đó là điều kiện khó tuân: “Thầy cất nhà cho tôi đẹp rực rỡ hơn người thì khỏi nói nhưng cốt sao khi cất xong tôi phải giàu lên mới được”. Thấy vậy thầy Ba Nghĩa mới trầm ngâm: “Làm nhà đẹp cho ông không khó nhưng ngặt nỗi cái nghề này, gia chủ giàu thì phần số tôi phải mạt”.

    Sau đó, ông Chấn Kỷ phẩy tay rồi nói: “Đừng lo, tôi đảm bảo với thầy, mỗi tháng tôi sẽ chu cấp cho thầy một đấu gạo với ba cắc bạc cho đến mãn đời”. Mặc dù, tính thực hư của hợp đồng này vẫn còn chưa được chứng thực nhưng việc gia tộc họ Dương phất lên một cách nhanh chóng là điều mà ai cũng có thể nhìn thấy rõ.

    Nhà cổ Bình Thủy: Giai thoại ly kỳ, thú vị

    Theo những người dân nơi đây cho biết, ngoài những cổ vật vô giá như mình đã kể ra trong mục 4.1 , nhà cổ Bình Thủy còn có cặp ngà voi được nhận định là dài nhất Việt Nam với xuất thân và số phận long đong ly kỳ.

    Cặp ngà voi trên được ông Dương Chấn Kỷ mua tại Sài Gòn để “dằn mặt” sự khinh khi của chủ hàng người Pháp. Ông kể, trong một dịp lên Sài Gòn xem mấy chành lúa, đi ngang qua đường Catinat (đường Đồng Khởi bây giờ), ông Kỷ ghé xem gian hàng bán tiêu bản thú vật của một tay chủ tiệm, thợ săn người Pháp.

    Thấy ông già mặc đồ bà ba trông có vẻ nhà quê, đứng mân mê cặp ngà voi, người này nạt lớn: “Nè ông già. Đây không phải là chỗ chơi của ông đâu. Lỡ tay làm trầy xước nó thì bán cả gia sản, ông cũng không đủ tiền đền cho tôi đâu”. Lúc này, ông Kỷ thủng thỉnh hỏi lại: “Cỡ bao nhiêu mà dữ vậy chú em? Nói qua nghe thử coi?”.

    Sau đó, ông đã đặt cọc một số tiền lớn rồi lái xe về Cần Thơ và trở lên 4.000 đồng bạc trắng “con cò” (tiền Đông Dương) mua đứt cặp ngà trên. Được biết, sau này, nghe cụ Kỷ mua đứt cặp ngà khổng lồ,gia đình công tử Bạc Liêu cũng đích thân cho người lên Cần Thơ đánh tiếng mua lại với giá gấp đôi nhưng ông cụ Dương nhất quyết không bán.

    Nhà cổ Bình Thủy: Giai thoại ly kỳ, thú vị.

    Vào năm 1945, thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhà nước lâm thời lúc bấy giờ phát động toàn dân kháng chiến. Vào tháng 12 năm 1945, quân đội ta ở Cần Thơ đụng độ quân Pháp, Nam Bộ trở thành chiến trường kháng chiến đầy ác liệt.

    Theo lời kể lại thì lúc bấy giờ quân ta phục kích tiêu diệt được nhiều sĩ quan Pháp nhưng cũng hy sinh hết 7 chiến sĩ cách mạng. Để tưởng nhớ chiến công và sự hy sinh anh dũng của 7 người chiến sĩ, ông Dương Văn Ngôn đã cho xây dựng 7 bộ ghế đá. Ngày nay, nếu đến tham quan nhà cổ Bình Thủy, bạn có thể nhìn thấy bảy bộ ghế đá này ở góc trái khoảng sân trước nhà đó.

    Nhà cổ Bình Thủy: Giai thoại ly kỳ, thú vị.

    4.3. Check-in nhà cổ Bình Thủy

    Với vé tham quan không giới hạn thời gian và kiến trúc đẹp mắt, độc đáo, nhà cổ Bình Thủy làđịa điểm du lịch Cần Thơrất được du khách yêu thích đến tham quan, chụp ảnh, check-in. Bạn đừng bỏ lỡ cơ hội cho ra đời “bộ ảnh xưa” mang đậm nét hoài cổ khi đến đây nhé!

    Nhà cổ Bình Thủy: Giai thoại ly kỳ, thú vị.

    Với giá trị lịch sử cùng kiến trúc nghệ thuật độc đáo, nhà cổ Bình Thủy Cần Thơ đã trở thành bối cảnh chính cho nhiều bộ phim nổi tiếng một thời tại thời điểm này như: Người đẹp Tây Đô, Công tử Bạc Liêu, Những nẻo đường phù sa, Dòng sông hoa trắng, Bão U Minh, Nợ đời, Bẫy ngầm, Đội nữ biệt động mùa thu…

    Đây là những thước phim kinh điển được quay tại nhà cổ Bình Thủy, lột tả những giá trị văn hóa đặc sắc của xã hội nước ta thời điểm đó và làm say đắm biết bao biết bao trái tim của người con đất Việt bởi cái tình, nét đằm thắm, phóng khoáng đặc trưng của vùng đất Nam Bộ.

    Nhà cổ Bình Thủy: Giai thoại ly kỳ, thú vị.

    Đặc biệt nổi bật trong số đó phải kể đến tác phẩm điện ảnh nổi tiếng trên toàn thế giới “Người tình” (The lover – năm 1992) của đạo diễn gạo cội Jean Jacques Annaud (Pháp) với sự tham gia diễn xuất của Lương Gia Huy và Jane March. Thật may mắn vì mình đã có cơ hội xem bộ phim này.

    Cơ duyên là do ngày đó trong lúc mình tìm hiểu những địa điểm du lịch tại Đồng Tháp thì được biết bộ phim này dựa trên câu chuyện có thật về mối tình không biên giới của một công tử họ Huỳnh – con trai một thương gia giàu có ở Sa Đéc (nay được gọi là Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê) với một nữ nhà văn người Pháp. Bộ phim đã danh giá trở thành tác phẩm kinh điển của nền điện ảnh thế giới. 

    Nhà cổ Bình Thủy: Giai thoại ly kỳ, thú vị.

    Xứ Tây Đô thực sự là vùng đất khiến du khách không khỏi cảm thán trước vẻ đẹp bình dị mà rất đỗi thu hút nơi đây. Ngoài nhà cổ Bình Thủy, du lịch Cần Thơ còn vô vàn những địa điểm đẹp và hay ho khác đang chờ bạn khám phá nữa đấy!

    5.1. Đình Bình Thủy

    Gần nhà cổ Bình Thủy Cần Thơ là Đình Bình Thủy – một điểm du lịch vừa kết hợp tâm linh vừa tìm hiểu nét văn hóa. Điểm thú vị là trước đây chủ nhân của ngôi nhà cổ Bình Thủy cũng từng là người góp khá nhiều tiền để xây dựng nên ngôi đình này.

    Nhà cổ Bình Thủy: Giai thoại ly kỳ, thú vị.

    Đình Bình Thủy hay Long Tuyền Cổ Miếu là niềm tự hào về truyền thống văn hóa tín ngưỡng của con người Tây Đô. Đây là một công trình có giá trị về kiến trúc nghệ thuật của người Việt ở giai đoạn khai hoang miền Tây Nam Bộ vào thế kỷ 19. Trải qua quãng thời gian thăng trầm lịch sử, Đình Bình Thủy vẫn lưu giữ được nhiều yếu tố nghệ thuật kiến trúc đặc sắc tại vùng sông nước miền Tây Nam Bộ.

    5.2. Bến Ninh Kiều

    Bến Ninh Kiều là điểm đến bạn không thể bỏ lỡ khi du lịch Cần Thơ. Bạn sẽ có cơ hội thưởng thức ẩm thực miền Tây với những đặc sản Cần Thơnổi tiếng tại những nhiều khu ăn uống, chợ đêm nhộn nhịp.

    Đặc biệt, bến Ninh Kiều còn có cầu tình yêu (cầu đi bộ Cần Thơ) cực lung linh và nhộn nhịp về đêm. Nó được xem tương tự kiến trúc cầu Ánh Sao ở Sài Gòn. Bạn có thể dạo mát trên cầu cùng bạn bè để ngắm cảnh đêm và check-in với background siêu xịn nhé.

    Bình Thủy: Giai thoại cổ kính, ly kỳ!

    Cồn Sơn gồm hàng chục hộ dân nuôi bè cá, làm vườn trái cây sinh sống lâu đời. Đến đây, bạn sẽ được tham quan khung cảnh miệt vườn với cây xanh mát. Ngoài ra là những điều đặc biệt chỉ có ở Cồn Sơn như: xem cá lóc bay, xem cá ăn cơm, làm bánh dân gian và trải nghiệm nhiều điều hấp dẫn phong cách dân gian…

    Khi đếnkhu du lịch Cần ThơCồn Sơn, bạn có thể thuê HDV bản địa đi cùng hoặc tự khám phá bằng cách đi bộ tham quan xung quanh. Khi thích vườn trái cây hay khu tham quan nào thì cứ việc mua vé vào với giá vé ở đây dao động từ 15.000 – 30.000đ/vé.

    Nhà cổ Bình Thủy: Giai thoại ly kỳ, thú vị.

    5.4. Chùa Ông Cần Thơ

    Chùa Ông là một ngôi chùa cổ hơn 100 năm tuổi tại Cần Thơ. Đây là ngôi chùa của người Hoa xây dựng với nét kiến trúc đặc biệt giữ nguyên vẹn như lúc mới xây dựng. Một nơi cổ kính với nhiều góc độ đẹp để chụp ảnh. Bạn còn có thể thử xin xăm ngay tại chùa Ông nữa đó.

    Nhà cổ Bình Thủy: Giai thoại ly kỳ, thú vị.

    Chợ nổi Cái Răng là địa điểm du lịch Cần Thơ nổi tiếng nhất. Đây được bình chọn là 1 trong 10 con kênh đào đẹp nhất và luôn nằm trong top 3 chợ nổi đẹp nhất châu Á.

    Ngồi lênh đênh trên ghe, tàu trên sông Cái Răng, bạn sẽ được tham quan hàng trăm ghe thuyền tấp nập mua bán ở chợ nổi. Một trải nghiệm thú vị ở chợ nổi Cái Răng Cần Thơ mà bạn không – thể – bỏ – lỡ là ăn bún riêu, hủ tiếu cùng một ly cafe hay nước đậu nành trên ghe/ thuyền. 

    Nhà cổ Bình Thủy: Giai thoại ly kỳ, thú vị

    Hy vọng với những chia sẻ, review về ngôi nhà cổ Bình Thủy Cần Thơ của mình trên đây, bạn sẽ có cái nhìn khác về những ngôi nhà cổ tại miền Tây. Đây không chỉ đơn thuần là những điểm tham quan, check-in mà còn là những điểm đến giúp bạn khám phá nét văn hóa xưa – nay của miền đồng bằng sông Cửu Long này. 

    *Thông tin trong bài mang tính chất tổng hợp và tham khảo, có thể thay đổi theo từng thời điểm. Nếu đang có kế hoạch tới trải nghiệm địa danh này, du khách vui lòng liên hệ trực tiếp với cơ sở để cập nhật thông tin mới nhất!

    Thời tiết Cần Thơ: Mùa nào lý tưởng để du lịch?

    Cần Thơ có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mát mẻ dễ chịu quanh năm, thích hợp cho du lịch. Nơi đây mang vẻ đẹp độc đáo theo từng mùa, thu hút du khách tứ phương. Thời tiết Cần Thơ: Nên du lịch khi nào? Khí hậu Cần Thơ, thời tiết Cần...